Những tấm lòng vàng 16.52022
Reuters hôm 29.1 dẫn báo cáo của Bloomberg cho thấy các nhà nghiên cứu an ninh của Microsoft đã phát hiện vào mùa thu năm ngoái, một số cá nhân bị nghi ngờ có liên hệ với DeepSeek đã đánh cắp một lượng lớn dữ liệu của OpenAI thông qua việc sử dụng giao diện lập trình ứng dụng (API) của công ty Mỹ.API là phương thức chủ yếu để các nhà phát triển phầm mềm và kinh doanh mua dịch vụ của OpenAI.Microsoft, nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI, đã thông báo với công ty về hoạt động đáng ngờ từ nhóm có liên hệ với DeepSeek.DeepSeek, công ty khởi nghiệp AI chi phí thấp của Trung Quốc, hôm 27.1 là nguyên nhân đằng sau đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ khi công cụ trợ lý AI miễn phí của DeepSeek là R1 vượt qua ChatGPT của OpenAI trên cửa hàng ứng dụng Apple.Một ngày sau, ông David Sacks, người đứng đầu cơ quan quản lý AI và tiền điện tử của Nhà Trắng, đã nói với Đài Fox News rằng "có thể" DeepSeek đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.Theo ông Sacks, có bằng chứng đáng kể để nghi ngờ DeepSeek đã rút tỉa kiến thức từ các các mô hình của OpenAI.Về thông tin điều tra do Microsoft và OpenAI thực hiện, một người phát ngôn của OpenAI cáo buộc phía Trung Quốc liên tục tìm cách sao chép các mô hình AI của những công ty Mỹ hàng đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đại diện OpenAI không đề cập tên DeepSeek hoặc bất kỳ cái tên cụ thể nào khả nghi nảo khác.Trước đó, sự xuất hiện của mô hình AI R1 giá rẻ và hiệu quả đến từ DeepSeek đã buộc Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman phải lên tiếng. Ông thừa nhận R1 là một đối thủ đáng gờm, đồng thời khẳng định OpenAI sẽ sớm tung ra những mô hình AI mạnh mẽ hơn.Cụ bà 103 tuổi vượt gần 300 km về quê thắp nhang ngày giỗ mẹ
Phía luật sư tổng thống Hàn Quốc hồi tháng trước đã đệ đơn yêu cầu Tòa quận trung tâm Seoul hủy lệnh bắt giữ đối với vị tổng thống bị luận tội. Lý do là việc bắt giữ được tiến hành không hợp pháp vì phía công tố đã chờ quá lâu để truy tố ông.Với phán quyết của tòa án, Tổng thống Yoon Suk-yeol có thể được thả ngay lập tức và được yêu cầu tiếp tục tham dự phiên tòa từ bên ngoài.Tuy vậy, theo AFP, luật sư của Tổng thống Yoon Suk-yeol cho biết nhà lãnh đạo vẫn chưa rời trung tâm giam giữ sau khi tòa án hủy lệnh bắt giữ ông.Luật sư Seok cho hay ông Yoon chỉ được thả khi phía công tố rút lại quyền kháng cáo hoặc không kháng cáo trong một thời gian cụ thể. Phía công tố chưa bình luận về thông tin trên.Trước đó, ông Yoon Suk-yeol ngày 25.2 tham dự phiên điều trần luận tội cuối cùng để xác định trách nhiệm của ông trong vụ ban bố thiết quân luật hồi tháng 12.2024.Ông đã bị quốc hội luận tội và nếu Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tuyên có tội thì ông sẽ bị phế truất. Nếu không, ông sẽ được khôi phục chức vụ.Trước tòa, ông Yoon xin lỗi người dân nhưng bác bỏ cáo buộc nổi loạn. Ông Yoon nói “Đảng đối lập cho rằng tôi ban bố thiết quân luật nhằm thiết lập chế độ độc tài và kéo dài thời gian cầm quyền. Đây là âm mưu bịa đặt nhằm buộc tội tôi nổi loạn”.Ông cho rằng vào thời điểm đó, Hàn Quốc đang đối diện một “cuộc khủng hoảng hiện hữu” và nhu cầu cấp thiết là công nhận tình hình và có hành động để vượt qua.
Bảo dưỡng cơ thể trong kỳ nghỉ bằng nước uống detox, dưỡng da, dưỡng tóc
Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời thủ môn Đặng Văn Lâm và HLV thể hình Bùi Thị Yến Xuân khi cả hai chính thức kết hôn sau 6 năm gắn bó. Trước đó, dù luôn xuất hiện bên nhau trong các sự kiện lớn nhỏ, cả hai vẫn giữ kín về chuyện tình cảm, không khoa trương nhưng lại vô cùng bền chặt.Cặp đôi từng khiến nhiều người ngưỡng mộ với tình yêu lâu năm, trải qua không ít thử thách về khoảng cách địa lý khi Văn Lâm thi đấu ở nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, tình yêu ấy vẫn vững bền, minh chứng rõ ràng nhất là vào đầu năm 2024, khi thủ môn số một của đội tuyển Việt Nam chính thức đưa bố mẹ sang ra mắt gia đình Yến Xuân. Không lâu sau đó, một đám cưới ấm cúng được tổ chức tại Nha Trang, nơi có biển xanh thơ mộng, chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng của 2 người.Chia sẻ với Kênh 14, khi được hỏi về cuộc sống sau hôn nhân, Yến Xuân cho biết không có quá nhiều thay đổi lớn, nhưng điều quan trọng nhất là cả hai ngày càng thấu hiểu nhau hơn."Thực ra, cưới nhau không làm mình yêu nhiều hơn hay ít đi, mà là giúp mình hiểu được giá trị của người bạn đời nhiều hơn. Có những điều trước đây mình không để ý, nhưng khi sống chung, mình thấy trân trọng anh ấy hơn. Văn Lâm là người sống rất có trách nhiệm, luôn đặt gia đình lên hàng đầu", cô nói.Ngoài việc chăm lo cho tổ ấm nhỏ, Yến Xuân vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê với lĩnh vực thể hình. Cô đã hoàn thành một dự án lớn vào năm 2024 – khai trương phòng tập gym riêng, nơi cô có thể vừa làm việc, vừa lan tỏa tình yêu với thể thao và lối sống lành mạnh đến nhiều người hơn: "Có một công việc mà mình đam mê giúp mình luôn giữ được sự cân bằng trong cuộc sống. Làm vợ một cầu thủ chuyên nghiệp, mình hiểu rằng mỗi người đều cần có không gian và sự nghiệp riêng, từ đó mới có thể đồng hành cùng nhau lâu dài mà không bị mất đi bản sắc của bản thân".Đón tết tại nhà chồng lần đầu tiên, Yến Xuân không giấu được sự hồi hộp nhưng cũng rất háo hức. Khi được hỏi về cảm giác khi bước vào vai trò nàng dâu mới, cô thẳng thắn chia sẻ: "Mình không nghĩ rằng làm dâu có nghĩa là phải gồng mình lên để làm hài lòng ai cả. Mình cứ chân thành là được. Gia đình chồng rất thoải mái và yêu thương mình. Mình không cảm thấy có sự xa cách hay áp lực gì cả".Với việc nhà chồng có sự pha trộn giữa hai nền văn hóa Việt – Nga, tết của gia đình Văn Lâm cũng có nhiều nét thú vị. Dù vậy, Yến Xuân vẫn hòa nhập rất nhanh. Cô chia sẻ: "Mẹ chồng mình rất chu đáo. Bà luôn cố gắng để mọi người trong gia đình cảm thấy thoải mái nhất. Năm nay mình có cơ hội phụ bà chuẩn bị mâm cỗ Tết, cảm giác rất đặc biệt".Nói về những phong tục trong ngày tết, cô hào hứng kể lại kỷ niệm đáng nhớ nhất: "Anh Lâm rất thích lì xì cho mọi người. Anh ấy cứ đi quanh nhà phát lì xì, ai cũng có phần. Mà buồn cười lắm, mình trêu anh ấy là lì xì cho vợ đi, thế là anh ấy lấy ngay một phong bao lì xì đỏ, nhưng trong đó không có tiền mà chỉ có một mảnh giấy nhỏ ghi: Chúc vợ luôn vui vẻ. Vậy mà mình vẫn cảm thấy rất hạnh phúc!".Cô cũng cho biết, tết năm nay đặc biệt hơn vì có thêm nhiều phong tục khác nhau nhưng cô vẫn cảm thấy vô cùng thoải mái. Đối với cô, quan trọng nhất vẫn là cảm giác gia đình sum vầy, chia sẻ những bữa cơm ấm áp và cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.Kết thúc năm 2024 với nhiều dấu ấn, Yến Xuân không giấu được niềm hạnh phúc khi nhìn lại những gì cô đã đạt được. Bên cạnh sự nghiệp ổn định và một cuộc hôn nhân viên mãn, vợ chồng Văn Lâm - Yến Xuân cũng chuẩn bị chào đón thành viên mới trong gia đình. Con đầu lòng của cả hai là một bé trai.Cô tiết lộ rằng cả hai vợ chồng đều yêu trẻ con và cô đang ở những tháng cuối của thai kỳ. Để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm mẹ, Yến Xuân đã tìm hiểu rất nhiều về chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp cho giai đoạn thai kỳ, đồng thời giữ tinh thần lạc quan, thoải mái nhất.Yến Xuân chia sẻ rằng cô không đặt quá nhiều áp lực lên bản thân mà chỉ muốn tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống. Đối với cô, một năm mới ý nghĩa không nằm ở việc đạt được bao nhiêu thành tựu, mà quan trọng hơn là được sống hạnh phúc bên những người mình yêu thương.
Trở về cùng đội tuyển Việt Nam vào chiều 6.1, Xuân Son được đưa đến Trung tâm Y học Thể thao Vinmec - địa chỉ uy tín, đã từng điều trị chấn thương cho nhiều cầu thủ Việt Nam.Sau khi tiến hành các kiểm tra chuyên sâu và hội chẩn chuyên gia, Vinmec xác định vết thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu. Kết quả hội chẩn ghi nhận: Xuân Son bị gãy kín phức tạp 1/3 giữa thân hai xương cẳng chân, có mảnh rời lớn. Các bác sĩ tại Trung tâm Y học Thể thao Vinmec đã quyết định phương pháp phẫu thuật kết hợp xương kín bằng đinh nội tủy có chốt dưới màn hình tăng sáng.Đây là giải pháp phẫu thuật ít xâm lấn, giúp giảm thiểu tổn thương mô mềm và đảm bảo phục hồi nhanh chóng. Ca phẫu thuật bắt đầu từ 20 giờ 18, đến 21 giờ 43 thì hoàn tất. Bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật là giáo sư Trần Trung Dũng, giám đốc Chuyên ngành chấn thương chỉnh hình & cơ xương khớp thuộc hệ thống y tế Vinmec.Bác sĩ chia sẻ: "Chúng tôi vừa kết thúc ca mổ cho Xuân Son. Về cơ bản đây là một chấn thương khá nặng: gãy hai mảnh rời rất lớn, một mảnh 3 cm, một mảnh 7 cm. Chúng tôi mong muốn giúp bạn ấy phục hồi nhanh nhất. Về chấn thương xương, chúng tôi thực hiện kỹ thuật đóng đinh nội tủy, không mở ổ gẫy. Về cơ bản là giữ được giải phẫu, không làm xô lệch các mảnh gẫy, không cần thiết phải mở ổ gẫy ra. Vì vậy thời gian cuộc phẫu thuật kéo dài hơn mức bình thường, rơi vào khoảng 1 tiếng rưỡi. Quá trình mổ được kiểm tra bằng siêu âm và CT, đảm bảo các yêu cầu của giải phẫu, nắn chỉnh và cố định. Cho tới hiện tại, ca mổ đã thành công tốt đẹp.Sau khi mổ xong, bệnh nhân tỉnh lại sẽ được đưa về phòng và ngay lập tức được sử dụng các phương pháp trị liệu. Bao gồm: trị liệu lạnh, vận động mát xa tại chỗ. Ngày mai 7.1, bệnh nhân có thể tập di chuyển bằng nạng hoặc xe lăn. Sau đó, tới khu Chấn thương chỉnh y học thể thao Vinmec, để tập luyện với các dụng cụ chuyên biệt".Chị Marcele Seippel, vợ của Xuân Son, chia sẻ trước khi chồng lên bàn mổ: “Tất nhiên tôi rất lo lắng, nhưng tôi hiểu rằng trong thể thao, chấn thương là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng nhất là tôi hoàn toàn tin tưởng vào các bác sĩ của Vinmec. Họ đã chăm sóc gia đình tôi, và con trai chúng tôi cũng được sinh tại đây!”Xuân Son sẽ được chuyển sang khu vực hồi sức tích cực để theo dõi và đánh giá tình trạng. Nhiều khả năng Xuân Son sẽ mất khoảng 3 tháng mới có thể tập nhẹ trở lại. Và có thể thêm thời gian khoảng ít tháng để anh trở lại sân cỏ.
Bất ngờ TP.HCM sáng nay lất phất mưa, nắng nóng đã giảm?
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.